PHÂN LOẠI NHÂN SÂM VÀ TÌM HIỂU VỀ NHÂN SÂM HÀN QUỐC

Nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã là một loại thảo dược quý hiếm, nổi tiếng trong các loại nhân sâm trên thế giới. Tuy nhiên, để hiểu biết thật rõ về nhân sâm Hàn Quốc thì có lẽ các bạn chưa có cái nhìn toàn diện về loại cây quý hiếm này, ví dụ như: tại sao nhân sâm Hàn Quốc lại tốt hơn hẳn sâm Mỹ hay sâm Trung Quốc, có bao nhiêu loại nhân sâm ở Hàn Quốc,... Bài viết sau đây sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về loại dược liệu quý hiếm này.

Nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm tươi Hàn Quốc có hình dạng giống người nhất do phần thân củ dày và nhiều thịt. Phần đầu và phần củ giống như đầu và thân mình của con người, phần rễ dài, chia tách rõ ràng giống như đôi chân. Các chuyên gia nghiên cứu về nhân sâm tin rằng: đặc điểm hình dáng của nhân sâm Hàn Quốc là độc nhất, nó có được hình dáng như vậy là do sự kết hợp tuyệt vời giữa đất đai, khí hậu và phương pháp canh tác từ lâu đời của người Hàn Quốc.

Qua nhiều thế kỷ, người phương Đông đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc đã sử dụng nhân sâm như một loại thảo mộc để bồi bổ cơ thể.Tên khoa học của nó là Panax ginseng C.A. Meyer, được đặt tên bởi nhà khoa học Nga C.A. Meyer năm 1843 với từ "panax" có nghĩa là "chữa lành mọi bệnh tật" với ngụ ý rằng loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị bách bệnh. Trong đó, nhân sâm Hàn Quốc là giống tốt nhất, đặc biệt là nhân sâm tươi Geumsan Hàn Quốc, có hàm lượng Saponin cao vượt trội.

Saponin là gì?

Theo quan điểm y học thì saponin như một hợp chất xà phòng đi vào cơ thể người và làm sạch các mạch máu và các cơ quan trong cơ thể.

Có rất nhiều loại thực vật có chứa saponin bao gồm đậu, kiều mạch, cây hoa chuông, mùi tây, đậu xanh, hành, nhân sâm... Tuy nhiên, vì các hợp chất saponin có trong nhân sâm khác với những loại thực vật còn lại trong cấu trúc hóa học nên chúng còn được gọi là ginsenoside, là một từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp "nhân sâm" và "glycoside" để phân biệt.

Ginsenosides phần lớn được chia thành panaxatriol-ginsenoside (PT), chất kích thích, và panaxadiol ginsenoside (PD), là chất ức chế. Nhân sâm Hàn Quốc đặc biệt bao gồm nhiều loại hợp chất saponin hơn và có chứa một lượng cân bằng PD và PT ginsenosides, có nghĩa là nó giúp thúc đẩy sự cân bằng.

Nhân sâm Hàn Quốc có mấy loại?

Phân loại dựa trên môi trường sống :

1. Jaebaesam (Nhân sâm được nuôi trồng trên nông trang):

Loại nhân sâm này được nuôi trồng trên các nông trang. Thân củ dày và nhiều thịt, có khoảng 2-3 rễ chính, có màu trắng nhạt. Số lượng rễ con tùy thuộc vào chất lượng đất, phương pháp canh tác, độ ẩm và phân bón,... Nhân sâm nuôi trồng được 4-6 năm rồi thu hoạch sẽ cho ra củ có chất lượng tốt nhất!

2. Jangnoesam (Nhân sâm được nuôi trồng ở môi trường hoang dã):

Loại nhân sâm được trồng trong môi trường tự nhiên ở vùng núi được gọi là Jangnoe, Jangnoesansam, Jangno, hoặc Sanyangsansam.Cái tên Jangnoe để chỉ chiều dài của rễ trên cùng kết nối với gốc chính.Tuy nhiên, nếu không phải dân bản địa hoặc người hiểu biết về nhân sâm thì sẽ không dễ dàng gì phân biệt được đặc điểm đặc biệt này.

Nó phát triển tốt ở các khu vực có độ ẩm cao dưới bóng mát cây bạch dương và cây sơn mài, sâu trong các ngọn núi, các vùng sâu vùng xa.

3. Sansam (Nhân sâm hoang dã):

Nhân sâm hoang dã mọc tự nhiên trên các vùng đồi núi xa xôi, hiểm trở. Loại nhân sâm này cũng có thành phần và công dụng giống hai loại trên nhưng hàm lượng và hiệu quả thì nhiều hơn hẳn. Sâm hoang dẫn có mùi thơm đặc trưng và cực kỳ đắng. Chỉ cần ngậm một lát, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên tức thì. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nó có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng đối với lá lách và phổi.

Phân loại dựa trên phương thức chế biến 

1. Saengsam (Nhân sâm tươi):

Đây là nhân sâm mới được khai thác vẫn ở dạng nguyên thủy, chưa qua chế biến, thường được thu hoạch sau 4-6 năm. Ở Hàn Quốc, người ta thường sử dụng nhân sâm tươi bằng cách xay nhuyễn làm đồ uống, pha thêm chút mật ong hoặc sữa, hoặc làm nguyên liệu cho một số món ăn: gà hầm sâm, cháo nhân sâm, salad nhân sâm, sâm nướng với thịt, thịt bò xào nhân sâm,...

2. Baeksam (Bạch sâm):

Nhân sâm 4-6 năm tuổi được cạo vỏ rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đến khi lượng nước trong củ sâm giảm còn dưới 14%, phương pháp này giúp sâm có thể bảo quản được trong thời gian dài, thường được dùng để làm vị thuốc hoặc làm trà sâm. Bao gồm:

  • Jiksam (Sâm thẳng): Củ nhân sâm được phơi khô ở dạng thẳng đứng.
  • Bangoksam (Sâm bán cong): Phần rễ chính được uốn cong rồi đem phơi khô.
  • Goksam (Sâm cong): Cả phần thân và rễ được uốn cong trước khi phơi.
  • Misam: Củ sâm được cắt bổ hết rễ rồi đem phơi nắng.

3. Taegeuksam (Sâm Taegeuksam)

Sâm Taegeuk là hình thức trung gian giữa bạch sâm và hồng sâm. Loại sâm này được rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng, sau đó được cạo vỏ rồi đem sấy khô. Nó có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ.

4. Hongsam (Hồng sâm)

Hồng sâm được chế biến bằng phương pháp hấp sấy ở nhiệt độ cao khoảng từ 3-5 lần, có thể bảo quản được trong thời gian dài,thời hạn sử dụng lên tới 10 năm. Hồng sâm lành tính hơn nhân sâm rất nhiều, có thể phù hợp cho mọi đối tượng và hầu như không hề có tác dụng phụ nào. 

Nó được áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh AIDS và những bệnh nhân bị nhiễm chất độc dioxin. Có rất nhiều chế phẩm từ hồng sâm: bột hồng sâm, viên hồng sâm, nước hồng sâm,... Có thể sử dụng hồng sâm đều đặn trong thời gian dài để bồi bổ sức khỏe.

5. Hắc sâm

Phương pháp chế biến ra hắc sâm mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong những năm gần đây. Theo đó, củ nhân sâm tươi được hấp sấy khoảng 9 lần cho đến khi nó chuyển thành màu đen, đôi khi có mùi hơi khét. Hắc sâm được biết đến hiện nay là có hàm lượng Saponin cao nhất, hơn hẳn nhân sâm tươi và hồng sâm, đặc biệt rất tốt và phù hợp với người lớn tuổi .

Phân loại dựa trên quốc gia

1. Sâm Trung Quốc

Củ sâm có hình dáng giống như củ cà rốt thu nhỏ, phần thân trắng, thẳng, khá xốp, có nhiều rễ mọc xung quanh thân củ, có 7 lá.Loại sâm này chủ yếu được trồng trong vùng giữa tỉnh Vân Nam đông bắc và tỉnh Quảng Tây ở tây nam Trung Quốc.

2. Sâm Hàn Quốc

Sâm Hàn Quốc có thời gian canh tác khoảng 180 ngày, dài hơn hẳn sâm của các quốc gia khác (chỉ từ 120 - 130 ngày). Điều này giúp cây sâm phát triển toàn diện hơn, mang lại hương thơm nồng nàn hơn và công dụng tốt hơn hẳn nhân sâm ở các quốc gia khác. Cây có hình dáng giống con người, có 5 lá, sinh trưởng và phát triển ở Hàn Quốc và khu vực Mãn Châu - Trung Quốc.

3. Sâm Hoa Kỳ

Loại nhân sâm này được trồng ở Đông Bắc Mỹ và Canada. Nó cũng tương tự như nhân sâm Hàn Quốc, nhưng nó có hình trụ, rễ ngắn; thường có được sọc ngang chạy bao quanh thân. Ngoài ra, ở đây còn có một loại sâm nữa có tên là sâm lùn có hình dạng gần giống quả cầu, thường có 3 lá.

4. Sâm Nhật Bản

Nhân sâm Nhật Bản thường có ít hoặc hầu như không có giá trị chữa bệnh, có hình dạng của một gốc tre. Nó thường sinh trưởng và phát triển ở Nhật Bản từ Hokkaido đến Kyushu hoặc các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Quý Châu và Vân Nam của Trung Quốc, Bắc Ấn Độ và Nepal.

Tại sao nhân sâm Hàn Quốc lại tốt?

Như đã giải thích ở phần trên, công dụng đặc biệt của nhân sâm có được chủ yếu là do 2 hợp chất panaxatriol-ginsenoside (PT) và panaxadiol ginsenoside (PD). Trong nhân sâm Hàn Quốc có hàm lượng Saponin cao hơn hẳn các sâm của các quốc gia khác đồng thời tỷ lệ cân bằng giữa 2 hợp chất PT và PD cũng cao hơn hẳn.Ta có thể thấy rằng Nhân sâm Goryo có tới 30 loại Ginsenoside trong khi sâm Mỹ chỉ có khoảng 14 loại, sâm Nhật thì chỉ có 8 loại. Đồng thời có thể thấy tỷ lệ cân bằng giữa DT và DP cao hơn hẳn.

Công dụng điển hình của một số Ginsenoside

  • Saponin Ro: Khả năng phân giải rượu, chống viêm gan, phục hồi hư tổn gan.
  • Saponin Rb1: Kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương, làm dịu cơn đau, bảo vệ tế bào gan.
  • Saponin Rb2: Chống bệnh tiểu đường, chống xơ cứng gan, đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
  • Saponin Rc: Giúp làm dịu cơn đau, làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
  • Saponin Rd: Đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  • Saponin Re: Bảo vệ gan, làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
  • Saponin Rf: Giúp làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
  • Saponin Rg1: Giúp tập trung, chống mệt mỏi.
  • Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phụ hồi trí nhớ.
  • Saponin Rg3: Hạn chế quá trình chuyển giao ung thư, bảo vệ gan.

Đăng kí nhận tin