Bí quyết chưng yến sào không mất chất dinh dưỡng

Yến sào là một loại tổ của chim yến được con người khai thác về làm thực phẩm tẩm bổ, từ lâu đã được xem là loại thực phẩm giàu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Chế biến yến sào cũng không quá phức tạp nhưng nếu làm không đúng cách có thể gây mất chất dinh dưỡng có trong yến sào. Vậy chính xác thì nên chưng yến sào thế nào cho đúng cách? Cùng chúng tôi tham khảo các chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm nhé.

1. Nguyên tắc cần biết

Nguyên tắc quan trọng bất di bất dịch là không được chung các phụ liệu đi kèm chung với tổ yến mà phải chưng riêng hoặc sơ chế riêng từng nguyên liệu phụ rồi mới cho vào sau. Nguyên nhân của vấn đề này là bởi khi chưng chung các nguyên liệu cùng với yến sào, mùi thơm của món ăn sẽ làm giảm cũng như làm mất các chất dinh dưỡng trong tổ yến, các nguyên liệu khác nhau có thời gian chín khác nhau nên độ đậm đà hòa quyện của món chưng vì thế bị nhạt nhòa nghiêm trọng. Một lý do khác là tổ yến sau khi chưng xong có hương vị không mấy nổi bật nên cần sự trợ giúp từ các nguyên liệu phụ khác để làm món ăn thêm đặc sắc đậm đà.

2. Yến sào loại khác nhau có chưng giống nhau được không?

Có nhiều tiêu chí để phân loại yến sào nhưng nhìn chung mọi người thường phân loại yến sào theo màu sắc. Tổ yến sào có nhiều màu khác nhau nhưng thường được phân làm 3 loại chính đó là bạch yến, hồng yến và huyết yến, mỗi loại yến lại có những đặc tính vật lý riêng nên có những lưu ý khác nhau.

  • Thời gian chưng

Huyết yến: được đánh giá là loại có thời gian nở lâu nhất và không nở to bằng yến thường, yến huyết là thử thách kiên nhẫn của những người nấu nướng. Cần phải được chưng trong vòng 1 tiếng và được ủ ít nhất 2 tiếng để sợi yến nở đều, mềm, ngon không bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.

Bạch yến, hồng yến: tuy có màu sắc và một số thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng sợi yến của 2 loại yến này lại dễ nở trong nước hơn huyết yến, có thể nở tối đa từ 7 đến 9 lần, vậy nên 2 loại này chỉ cần chưng trong khoảng 30 phút là đạt yêu cầu.

  • Quy trình chưng yến

Bước 1: chuẩn bị các nguyên liệu

- Tổ yến: chuẩn bị 10 gram yến tức khoảng 1 tai yến sào. Nếu bạn mua loại tổ yến đã được làm sạch thì chỉ cần cho vào chế biến. Nếu dư giả thời gian hơn thì bạn có thể mua yến thô về tự làm sạch, yến thô là loại tổ yến còn dính lông yến và các tạp chất khác. Để làm sạch yến thô bạn cần rút các sợi lông yến ra sau đó ngâm vào nước cho tổ yến mềm ra rồi lọc các tạp chất đi.
- Táo tàu: 3 đến 6 quả.
- Gừng: cắt sợi, chỉ dùng 3 hoặc 4 sợi mà thôi.
- Đường phèn hạt: khoảng 30 gram tương đương với 6 muỗng cà phê, thường thì đường phèn được tặng kèm khi bạn mua tổ yến, bạn có thể thay đổi lượng đường tùy khẩu vị.
- Nước sạch: 300 đến 350ml.

Bước 2: chưng cách thủy hoặc chưng đường phèn.

Đầu tiên bạn bỏ tổ yến đã sơ chế vào chén hoặc thố rồi cho nước vào ngập yến.

Sau đó bạn đặt chén hoặc thố yến này vào nồi đã rửa thật sạch rồi đổ nước vào nồi sao cho nước ngập đến ¼ chén hoặc thố thì dừng lại. Tiếp theo bạn đậy nắp lại và đun nhỏ lửa 20 đến 30 phút với bạch yến và hồng yến, 1 tiếng đối với huyết yến để đảm bảo sợi yến nở đều, mềm và không bị giảm giá trị dinh dưỡng.

Sau 30 phút hoặc 1 tiếng, tắt bếp nếu thấy sợi yến đã mềm rồi nêm đường phèn tùy khẩu vị người ăn sau đó cho thêm vài lát gừng để chén yến chưng đường phèn thơm hơn.

Yến sào nên được bảo quản như thế nào.

Nên chuẩn bị lượng yến vừa đủ để ăn nồi sơ chế, nếu chuẩn bị nhiều quá, sơ chế hoặc chưng xong bị dư đem bảo quản tiếp sẽ trở nên khó khăn và làm giảm giá trị dinh dưỡng của yến sào.

Sau khi chưng xong yến sào, nếu không dùng hết thì nên được để trong đồ sứ rồi bọc kín lại cất trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu dùng tiếp thì nên đun nóng trước khi ăn. Không nên bảo quản lâu vì sẽ gây biến chất yến chưng, nhiều khi không nhìn thấy nấm mốc nhưng món yến này cũng đã bị hỏng rồi. Tốt nhất nên dùng hết trong vòng 2 đến 3 ngày.

3. Vài lưu ý trong quá trình chưng yến sào

– Chưng yến với nhiệt độ thích hợp.

– Không nên nêm đường phèn khi bắt đầu chưng yến vì đường phèn sẽ làm yến lâu chín mềm hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng món yến chưng, nên cho đường phèn vào sau khi đã tắt bếp.

– Tùy vào từng loại yến mà thời gian chưng yến phải đủ lâu.

– Nấu với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ ổn định ở khoảng 80 độ c.

– Bạn không nên cho quá ít nước vào yến sào mà hãy cho nước ngập quá lượng yến muốn chưng.

Hy vọng với những lưu ý trên đây, quý bạn đọc có thể trạng bị thêm kiến thức để giúp cho quá trình chưng yến được diễn ra thuận lợi, giữ lại tối đa dưỡng chất có trong tổ yến sào cũng như có được những chén yến chưng thơm ngon bổ dưỡng.

Đăng kí nhận tin

CHÚC MỪNG BẠN ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƠN HÀNG TRÊN 600,000. SHOP TẶNG BẠN 1 MÓN QUÀ TRONG GIỎ HÀNG NHÉ!
Kẹo Hồng Sâm Hàn Quốc 200g